IN LỤA LÀ GÌ VÀ QUY TRÌNH IN LỤA NHƯ THẾ NÀO?

In lụa là gì ? Quy trình in lụa như thế nào? Bài viết hôm nay Mộc Dương sẽ chia sẻ đến các bạn một số những thông tin bổ ích nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực và kỹ thuật in lụa, một trong những kỹ thuật in phổ biến thường được sử dụng ở nước ta hiện nay.

IN LỤA LÀ GÌ VÀ QUY TRÌNH IN LỤA NHƯ THẾ NÀO?

In lụa là gì ? Quy trình in lụa như thế nào? Bài viết hôm nay Mộc Dương sẽ chia sẻ đến các bạn một số những thông tin bổ ích nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về lĩnh vực và kỹ thuật  in lụa, một trong những kỹ thuật in phổ biến thường được sử dụng ở nước ta hiện nay.

IN LỤA LÀ GÌ?

In lụa còn được gọi là in lưới là một dạng trong kỹ thuật in ấn được sử dụng để in rất nhiều loại sản phẩm như in thiệp cưới, in áo, in tranh, in túi vải, namecard… Sở dĩ có cái tên in lụa là do khi mới hình thành kỹ thuật in này thì bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa, cho tới nay bản lưới khuôn in được thay thế bằng rất nhiều các vật liệu khác nhau có thể là trên các chất liệu vải (vải bông, vải sợi hóa học, vải cotton…) hoặc lưới kim loại để làm thì kỹ thuật in lụa có thêm tên gọi mới là in lưới.

Dựa vào các đặc điểm người ta có thể phân loại in lụa theo các cách:

-          In lụa trên bàn in thủ công.

-          In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác.

-          In lụa trên máy in tự động.

-          In dùng khuôn lưới phẳng.

-          In dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay.

-          In trực tiếp: In trên sản phẩm có màu nền trắng hoặc những màu nền nhạt chúng không ảnh hưởng đến màu in.

-          In phá gắn: In trên sản phẩm có nền màu nhưng mực in phải đảm bảo phá được màu của nền và gắn được màu cần in lên sản phẩm.

-          In dự phòng: In trên sản phẩm có màu nhưng không thể dùng kiểu in phá gắn được.

*In lụa dựa trên nguyên lý thấm mực, mực được cho vào lòng khung làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm được gạt qua bằng một lưỡi dao cao su, dưới áp lực của dao gạt chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in (một phần lưới in đã được bịt kín bởi các hóa chất chuyên dùng để tạo hình in) và in lên vật liệu in đã chuẩn bị trước đó tạo thành hình ảnh hoặc chữ. Ban đầu chúng được in thủ công nhưng sau đó do công nghệ phát triển nên được tự động hóa bằng máy móc.

*Kỹ thuật này được áp dụng trên rất nhiều vật liệu cần in như vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, nilon, một số sản phẩm được làm từ kim loại, mica, gỗ hay giấy… hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men, đồ gốm sứ… để tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay các sản phẩm tiêu dùng hành ngày đặc biệt là các sản phẩm được đưa ra thị trường để kinh doanh.

*Quy trình in lụa thường có rất nhiều bước:

Bước 1: Chuẩn bị khung và pha keo: Khung có thể được làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm đã được rửa và phơi khô sạch sẽ, khung có thể có nhiều hình dạng khác nhau tuy nhiên đa số được sử dụng là khung hình chữa nhật.

Bước 2: Chụp bản

Bước 3: Pha mực: Mực in cần phải được chuẩn bị thật kỹ đặc biệt phải phù hợp với từng chất liệu được in.

Bước 4: In thử và canh tay kê: Bạn cho mực lên máng để quét lên lưới chú ý quét đều 2 mặt rồi sấy thật khô thật khô tiếp tục dán phim lên mặt ngoài của lưới, lấy băng dính dán 4 góc lại, lấy tấm kính để ép phim vào lưới và đem đi phơi dưới ánh sáng mặt trời trong vòng 3 phút hoặc dùng máy phơi, sau đó bạn có thể kiểm tra sản phẩm của mình.

Bước 5: In sản lượng: Đánh giá chất lượng của bản in thử thấy sản phẩm đạt được các tiêu chí cần thiết thì bạn bắt đầu tiến hành in hàng loạt.

Bước 6: Rửa khung: Sau khi phơi xong bạn gỡ phim ra thì đem khung đi rửa thật kỹ để chuẩn bị cho lần in sau.

*Công ty in ấn Mộc Dương chuyên lĩnh vực thiết kế và nhận in ấn các sản phẩm : Catalogue, tờ rơi, Brochure, namecard, túi giấy, bao thư, phong bì, folder, hộp giấy , decal giấy, tem nhãn dán, bao lì xì, cacbonless,PP, Hiflex, poster, banner quảng cáo, ....

Thông tin liên hệ

Công ty TNHH in ấn thiết kế Mộc Dương

Web: https://inanmocduong.com/trang-chu.html

Hotline : 0389788204 – 0909120298

Địa chỉ: 575/11/12 CMT8, P.15, Q.10.Tp.HCM

Mail: inanmocduong@gmail.com

0389788204